top of page

Điểm mặt 20 loại rủi ro trong kinh doanh thường gặp nhất



Nhận diện 20 loại rủi ro trong kinh doanh thường thấy nhất để có giải pháp ứng phó trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay là chiến lược thông minh của chủ doanh nghiệp.

Rủi ro trong kinh doanh là điều bất khả kháng, có thể xảy ra hoặc không; nhưng mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải có phương án ứng phó để sẵn sàng biến rủi ro thành cơ hội hoặc giảm thiểu hậu quả từ những rủi ro xuống mức thấp nhất.


Rủi ro trong kinh doanh rất đa dạng và thường xuyên “tiến hóa” theo sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Dựa vào lĩnh vực, nguồn gốc, tính chất, chức năng, đối tượng tác động,… có thể chia thành 20 loại rủi ro thường gặp nhất dưới đây.


1. Rủi ro cạnh tranh: Nguy cơ cạnh tranh đến từ việc đối thủ của bạn sẽ đạt được lợi thế cao hơn so với bạn khiến bạn không đạt được mục tiêu.

Ví dụ: Các đối thủ cạnh tranh có cơ sở chi phí cơ bản rẻ hơn hoặc sản phẩm tốt hơn.


2. Rủi ro kinh tế: Các điều kiện trong nền kinh tế có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu hoặc làm giảm doanh số bán hàng.

Ví dụ trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các mặt hàng xa xỉ phẩm sẽ bị thu hẹp thị trường, khó bán hơn, trong khi các nhu yếu phẩm thì sẽ bán đắt hàng hơn.


3. Rủi ro hoạt động: Các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, cho dù bình thường hoạt động đó được coi là thành công.

Ví dụ dịch vụ chăm sóc khách hàng của bạn vô tình gây ra sự bất mãn của một khách hàng, và từ đó kéo đến một cuộc khủng hoảng đến cho doanh nghiệp.


4. Rủi ro pháp lý:

Luật pháp có thể thay đổi bất cứ lúc nào và gây cản trở cho doanh nghiệp. Nếu bộ phận pháp chế của doanh nghiệp không kịp thời cập nhật tình hình luật pháp, điều này có thể đẩy doanh nghiệp của bạn vào con đường vi phạm pháp luật, hoặc mất sức cạnh tranh khi chịu sự chi phối của luật mới.


5. Rủi ro tuân thủ: Cũng xuất phát từ những rủi ro pháp lý, đó là khi doanh nghiệp hoàn toàn có ý định tuân thủ luật pháp nhưng cuối cùng lại vi phạm các quy định do quá cảnh hoặc vướng phải sai sót.


6. Rủi ro chiến lược: Là những rủi ro xuất phát từ việc hoạch định chiến lược dựa vào cảm xúc chủ quan, hay thực thi chiến lược không tuân thủ quy định của doanh nghiệp. Sự “đào tẩu” khỏi thị trường ẩm thực của món Huế vừa qua chính là một ví dụ điển hình của rủi ro chiến lược.


CAS APARTMENT hỗ trợ chủ nhà/chủ đầu tư kinh doanh mô hình phòng trọ lắp full phòng nhanh chóng nhất trong mùa dịch Covid, đạt tối ưu về lợi nhuận cho thuê. Đồng thời hỗ trợ quý anh chị chủ nhà mới bắt đầu kinh doanh hoặc đang mong muốn mở rộng phát triển đối với mô hình kinh doanh bởi các dịch vụ ĐẶC QUYỀN dưới đây:

  1. Tìm kiếm lượng khách lớn thuê phòng

  2. Thẩm định giá cho thuê

  3. Tư vấn thi công thiết kế nội thất

  4. Tư vấn đầu tư kinh doanh phát triển mô hình cho thuê

  5. Hỗ trợ làm hồ sơ vay vốn

  6. Tiếp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng


7. Rủi ro thương hiệu:

Thương hiệu hay danh tiếng là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi thương hiệu bị ảnh hưởng do không trung thực, thiếu tôn trọng khách hàng, lỗi sai nghiêm trọng này sẽ mang đến nhiều hậu quả khủng khiếp, ảnh hưởng nặng nề đến doanh thu của doanh nghiệp.


8. Rủi ro chương trình: Là những rủi ro liên quan đến một chương trình kinh doanh cụ thể hoặc danh mục dự án đầu tư của doanh nghiệp.


9. Rủi ro dự án: Đây là loại rủi ro luôn tồn tại trong mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh. Thông thường, các dấu hiệu của rủi ro dự án là: Chậm tiến độ, nhân sự rời đi, năng suất không đảm bảo…


10. Rủi ro đổi mới:



Đổi mới là cần thiết trong môi trường kinh doanh nhưng việc áp dụng các sáng tạo, kết quả nghiên cứu cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.


11. Rủi ro quốc gia: Rủi ro này thường xảy ra ở các tập đoàn đa quốc gia, bởi mỗi quốc gia lại có nền chính trị và đặc điểm kinh tế khác nhau. Vì vậy, nếu thiếu sự nghiên cứu kỹ lưỡng về khía cạnh này, doanh nghiệp rất có thể sẽ phải đối mặt với thất bại trong việc kinh doanh của mình.


12. Rủi ro chất lượng: Khi doanh nghiệp không đạt được chất lượng cho các sản phẩm cũng như dịch vụ của mình, hậu quả trực tiếp dẫn đến sẽ là không bán được hàng, tụt giảm doanh thu.


13. Rủi ro tín dụng:



Đây là loại rủi ro mà những “con nợ” của doanh nghiệp không có khả năng chi trả cho khoản nợ. Đối với phần lớn các doanh nghiệp, điều này chủ yếu liên quan đến rủi ro tài khoản phải thu.


14. Rủi ro tỷ giá: Rủi ro biến động tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến giá trị của các giao dịch kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đa quốc gia thường xuyên phải làm việc với những đồng tiền khác nhau sẽ có tỷ lệ gặp phải rủi ro tỷ giá cao nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận hoạt động.


15. Rủi ro lãi suất: Rủi ro thay đổi lãi suất sẽ làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ví dụ, lãi suất có thể làm tăng chi phí vốn, do đó làm ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp.


16. Rủi ro về thuế:



Doanh nghiệp mua và sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế không tránh khỏi những trường hợp rủi ro cao khi hạch toán thuế. Chưa kể trong một số trường hợp, luật thuế mới có thể phá vỡ hoàn toàn mô hình kinh doanh của một ngành.


17. Rủi ro vận hành: Là những rủi ro về bộ máy quản lý, cách thức vận hành của doanh nghiệp. Hệ thống quản lý lỏng lẻo có thể là nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị thất thoát tài sản, đánh mất thị trường,…


18. Rủi ro tài nguyên: Rủi ro đối với tài nguyên bao gồm cả tài nguyên vật chất và tài nguyên phi vật chất sẽ khiến doanh nghiệp không đạt được mục tiêu trong kinh doanh, gây ra giảm sút doanh số.


19. Rủi ro bảo mật:



Ý chỉ những thông tin mật của doanh nghiệp bị tiết lộ hoặc đánh cắp như bản quyền kinh doanh, bí mật công nghệ, danh sách khách hàng. Hậu quả nặng nhất mà một doanh nghiệp có thể nhận được khi đối mặt với rủi ro này chính là phá sản.


20. Rủi ro theo mùa: Với những loại hình kinh doanh theo mùa, việc phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Ví dụ một doanh nghiệp có doanh thu tập trung do kinh doanh dịch vụ trượt tuyết thì việc biến đổi khí hậu khiến mùa đông không đến sẽ đẩy doanh nghiệp đến nước phá sản.


Ngoài những rủi ro kể trên, còn rất nhiều rủi ro trong kinh doanh nữa mà doanh nghiệp cần nhạy bén để nhận biết kịp thời và có biện pháp ngăn chặn rủi ro hoặc xử lý hậu quả phù hợp.

Để hạn chế những rủi ro trong kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng phần mềm quản trị bán hàng để luôn nắm bắt được mọi chỉ số về kinh doanh nhanh nhất theo thời gian thực, cũng như quản lý mọi hoạt động của nhân viên bán hàng.

Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin về phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay tại đây.


YÊU CẦU HỖ TRỢ MIỄN PHÍ NGAY HÔM NAY !


Văn phòng làm việc CAS Apartment:


CN1: 178/43 Tô Hiệu, P. Hiệp Tân, Quận Tân Phú, TP.HCM

CN2: 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

CN3: 19 Giải Phòng, P.4, Quận Tân Bình, TP.HCM


Văn phòng đại diện: 529/93 Huỳnh Văn Bánh, P.13, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Số điện thoại: 0907873958



77 views0 comments

Comments


bottom of page