Đồng ý một điều, bất cứ hình thức kinh doanh nào cũng sẽ tồn tại rủi ro. Đầu tư cho thuê nhà cũng vậy, có nhiều câu chuyện dở khóc dở cười mà nguyên nhân lại đến từ các vị khách thuê nhà "đáng quý".
Tìm khách thuê tốt đôi khi khó hơn "Mò kim đáy biển"
Thực sự là vậy, trong cái bối cảnh mà đầu tư cho thuê nhà đang là hình thức rất được ưa chuộng. Mặc dù nhu cầu nhà ở vẫn còn rất lớn, nhưng so với lượng nhà cho thuê phổ biến hiện nay thì phần nào cũng khiến thị trường này trở nên khá khắc nghiệt.
Hiển nhiên, việc tìm kiếm khách thuê nhà sẽ khó khăn hơn. Đồng nghĩa bạn sẽ không có cơ hội để chọn lọc khách thuê nhiều như trước. Nếu như bạn không có sự chuẩn bị, đầu tư tốt trước khi cho thuê nhà thì đôi khi có khách hỏi thuê đã là điều may mắn. Vì đầu tư cho thuê, nhà để trống một ngày, có nghĩa bạn đang chịu lỗ một ngày vì không có thu nhập.
Và tất nhiên, khách thuê cũng sẽ có người này người kia, gặp phải khách tốt thì may mắn. Còn nhiều khi gặp trúng các bị khách "thượng đế" lắm lúc chỉ muốn lấy lại nhà bán quách cho xong.
Tìm được khách thuê nhà tốt là may mắn. Còn không sẽ là nỗi bực dọc không thể tả
Ca "khó đỡ" thứ nhất: Khách thuê nhà dùng đồ như phá
Nhiều vị khách thuê nhà vẫn giữ cho mình tư tưởng khi đi thuê nhà là: "Nhà của người ta, đồ của người ta, việc gì mình phải xót". Và cứ thế mặc sức xài, và cũng mặc sức phá.
Thử nghĩ mà xem, đã tốn tiền mua nhà. Lại tốn thêm một khoản không nhỏ đầu tư nội thất cho đẹp đẽ. Đôi khi cũng vì ý tốt muốn các vị khách thuê "đáng quý" được thoải mái, hài lòng nhất khi ở trong nhà của mình. Nhưng rồi kết cục bạn nhận được là chả có món nội thất nào còn nguyên vẹn.
Bàn ghế giao cho khách đủ 4 chân lành lặn, chinh chiến với khách thuê xong thì thành "thương binh" 3 chân. Đã tức lại càng tức hơn, khi nhiều "thượng đế" cố tình trốn tránh trách nhiệm bằng cách đóng tạm lại cây đinh, đính vội miếng băng keo, thêm ít keo dán vào đấy. Hay thậm chí là đem vứt luôn, phi tang chứng cứ. Hỏi ra thì "Lúc giao nhà cho chị làm gì có cái ghế đó".
Đến cái giường vốn lành lặn chắc chắn là thế cũng sập mất (Thật sự nhiều khi chả hiểu khách "nhún nhảy" kiểu gì mà kinh vậy?). Rồi các thiết bị điện, quạt, máy lạnh, thiết bị bếp cũng cái còn, cái hư, cái mất.
Tuy nói đầu tư nội thất khi cho thuê nhà sẽ làm tăng khả năng thu hút khách thuê. Nhưng nói thật, gặp vài đợt khách xài đồ như phá kể trên thì tiền thuê cũng chẳng đủ bù tiền sửa chữa, thay thế nội thất một vòng.
Bạn nên có biên bản bàn giao nhà. Đây sẽ là căn cứ để bắt khách thuê nhà đền bù cho các hư hỏng
Ca "khó đỡ" thứ hai: Khi xung quanh ngập tràn là rác
Tuy có nhẹ nhàng hơn trường hợp ở trên. Nhưng vấn đề ý thức vệ sinh của khách thuê đôi khi lại làm bạn đau đầu hơn hết.
Trong quá trình cho thuê nhà, thỉnh thoảng bạn lại nhận vài cuộc điện thoại phàn nàn của hàng xóm vì các vị "thượng đế". Lý do chỉ vì ý thức vệ sinh quá kém, nhẹ thì vứt rác lung tung, đem rác qua nhà người khác để. Nặng thì căn nhà luôn bốc ra mùi khó ngửi vì rác chất đống, chả thèm đem vứt.
Với các vị khách này, khi nhận lại nhà bạn chắc chắn nên chuẩn bị trước tinh thần khi đập vào mắt bạn sẽ toàn rác là rác. Thậm chí còn có ca, nhà vẫn sạch nhưng sao vẫn có mùi khó ngửi. Tìm kỹ thì mới biết, hóa ra có bao nhiêu rác "thượng đế" cũng đều dồn hết xuống gầm giường. Cũng gọi là có "dọn vệ sinh". Vậy mới khó đỡ.
Rơi vào tình huống này, nếu không kiểm tra, bắt khách dọn dẹp trước khi nhận lại nhà thì chắc cũng đành méo mặt "quýt làm, cam chịu".
Ý thức vệ sinh của khách thuê nhà luôn là vấn đề làm người cho thuê đau đầu
Ca "khó đỡ" thứ ba: Nhà thì muốn ở nhưng tiền thì không muốn trả
Đây có lẽ là rủi ro mà mà không ai khi cho thuê nhà muốn gặp nhất. Cho thuê được đợt đầu khách trả tiền đúng hạn, đến đợt sau thì kỳ kèo, khất lần khất mãi với cả tỷ thứ lý do trên đời.
Đòi tiền thuê nhà vốn dĩ là là của bạn lại giống như bạn đang đi "mượn nợ" không hơn, không kém. Đáng sợ hơn là lỡ may cho thuê nhà phải khách thuê có máu "giang hồ' trong người thì việc đi đòi tiền thuê nhà thật sự là nguy hiểm khi người ta đã có ý định quỵt tiền.
Thôi đã lỡ xui thì đành nhờ đến cơ quan chức năng, đưa nhau ra tòa chỉ mong đòi lại nhà. Vừa mệt mỏi, vừa mất thời gian lại còn "run run" sợ chẳng may bị quay lại trả thù.
Rồi còn có vụ khách quỵt tiền, bỏ trốn đã đành. Vì đã lỡ mang tiếng nên thôi nhân tiện cuỗm luôn ít đồ nhà đang thuê. Coi như là bù lại tiền cọc ban đầu phải trả.
Ca "khó đỡ" thứ tư: Khi thuê một đằng, khi vào ở lại một nẻo
Chuyện là anh bạn tôi có đầu tư căn hộ cho thuê. Cũng có nhiều kinh nghiệm nên khi tìm khách anh cũng khá kỹ lưỡng, luôn dò hỏi cẩn thận. Vậy mà cũng rơi vào nhiều tình huống éo le vì khách thuê nhà.
Rõ ràng, ban đầu anh hỏi khách có bao nhiêu người vào ở thì khách chắc chắn là chỉ có hai vợ chồng, và ít giao du với ai nên cũng không có khách nhiều. Vậy mà đến khi vào ở, căn hộ của anh bỗng nhiên lại thành chốn tụ tập, người vào kẻ ra nườm nượp. Họ đem cả anh chị em, dì cháu dưới quê đến ở. Rồi lâu lâu có bạn bè ghé thăm tuần 4 - 5 ngày.
Chú ý kỹ các điều khoản trên hợp đồng cho thuê nhà sẽ là cách để người cho thuê tự bảo vệ mình
Hoảng hồn anh đành đòi lại nhà gấp vì hàng xóm phàn nàn rất nhiều về an ninh trật tự. May mà hợp đồng cũng có cam kết về số người cho thuê chứ không chắc cũng đành cắn răng đền hợp đồng.
Hay như trường hợp, khách thuê căn hộ của anh rồi cho thuê lại với mức giá cao hơn, rồi ung dung hưởng lợi cũng không hiếm khi gặp phải.
Vậy cần nên làm gì để hạn chế gặp phải các vị khách như trên?
Đầu tư cho thuê nhà quả thật là loại hình đem lại thu nhập khá tốt, ổn định dành cho người đầu tư. Đương nhiên, chỉ trừ khi nào bạn không rơi vào các trường hợp dở khóc, dỏ cười như trên. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro không đáng có từ các vị khách thuê nhà:
1. Chọn lọc khách thuê cẩn thận:
Trước khi cho thuê nhà, bạn cần gặp khách thuê thăm dò trước khi quyết định cho thuê. Nên hỏi khách thuê một số câu hỏi như số người cư ngụ, giờ giấc sinh hoạt... Và tốt nhất nên lập thành một bản thỏa thuận có chữ ký đôi bên.
Tất nhiên, điều kiện tiên quyết bạn phải thu hút khách thuê nhà càng nhiều càng tốt thì mới có cơ hội chọn lọc kỹ càng. Các đơn vị môi giới uy tín sẽ giúp bạn làm điều này dễ dàng hơn.
2. Lưu ý điều khoản trong hợp đồng cho thuê nhà:
Thật sự, hợp đồng cho thuê nhà là cơ sở để cả bạn và người thuê tự bảo vệ mình. Nên cần đặc biệt lưu ý. Về phía người cho thuê, bạn nên có các điều khoản quy định các trường hợp có thể đòi lại nhà nếu khách vi phạm như quá hạn thanh toán tiền thuê, không có ý thức, dùng nhà cho thuê sai thỏa thuận...
Cho thuê với CAS Apartment, bạn sẽ nhanh chóng và dễ dàng tìm được khách thuê nhà phù hợp. Bên cạnh đó còn tránh được các rủi ro không đáng có
3. Lập biên bản bàn giao nhà:
Trước khi cho khách thuê, bạn nên lập một biên bản bàn giao nhà. Trên đó có liệt kê chi tiết các vật dụng, nội thất vốn có, cùng hiện trạng của chúng. Biên bản này cần được khách thuê xác nhận và đính kèm vào hợp đồng cho thuê nhà.
Cùng với các điều khoản đền bù tổn thất, hư hỏng, đây sẽ là căn cứ để xử phạt khách thuê nhà.
4. Kiểm tra nhà thường xuyên:
Bạn cần nên nhớ. Nhà cho thuê là của bạn, là tài sản và tiền của bạn. Vậy nên hãy luôn đề phòng trước các vị khách thuê, vì không phải khách thuê nhà nào cũng có ý thức.
"Cẩn tắc vô áy náy", bạn nên thường xuyên kiểm tra xem các vị khách thuê sử dụng nhà của bạn như thế nào. Có đúng mục đích, hay có vấn đề gì phát sinh hay không. Những người hàng xóm xung quanh nhà có thể chính là "tình báo" tốt nhất để bạn điều tra, mà không sợ gây phản cảm cho khách thuê.
Comentários